Bác Hồ là được nhân dân Việt Nam tôn thờ bởi sự đức độ và những điều lớn lao mà cả đời Người đã làm cho dân tộc. Đã có hàng ngàn hình ảnh tượng Bác Hồ có mặt trên nhiều tỉnh thành để tưởng nhớ đến công ơn của người.
Dưới đây, cơ sở tượng bác hồ Như Bình sẽ cùng tìm hiểu và chiêm ngưỡng một số hình ảnh tượng Bác Hồ ở các tỉnh thành tại Việt Nam nhé.
Mục Lục
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Khắp Ba Miền Việt Nam
Tượng Đài Bác Hồ Trên Đảo Cô Tô
Đảo Cô Tô là nơi đầu tiên và duy nhất được phép xây dựng tượng đài khi Bác Hồ còn sống. Vào ngày 9/5/1961 lần đầu Bác ra thăm đảo Cô Tô, quân và dân ở đây đã xin được dựng tượng vì lòng kính trọng và mong muốn lúc nào cũng được nhìn thấy ảnh Người.
Nguyện vọng này của đồng bào trên đảo Cô Tô đã được Bác đồng ý. Đến năm 1968, tượng đài Bác Hồ đã được bắt tay thực hiện.
Ngày 22/5/1968 lần đầu tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô cao 1,8 (tính luôn cả bệ đỡ là 4m). Tượng được dựng đúng vào dịp sinh nhật thứ 78 của Bác với hình ảnh bán thân bằng thạch cao, tay phải giơ lên để vẫy chào đồng bào.
Đến năm 1976, nhân kỷ niệm lần thứ 106 ngày sinh của Bác, đảo Cô Tô đã dựng lại tượng Bác bằng đá Granit. Cho đến hiện tại, tượng đài Bác Hồ tại tây vẫn được đánh giá là có quy mô to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc Tổ Quốc.
Tượng đài Bác Hồ uy nghiêm hướng ra Biển Đông như lời khẳng định mảnh đất nhỏ thân thương này là một phần “máu thịt” của đất nước Việt Nam.
Tượng Đài Bác Hồ Với Nông Dân
Hình Ảnh tượng Bác Hồ với nông dân ở Thái Bình được khánh thành vào tối ngày 12/12/2014. Chủ tịch Hồ Chí Minh có 5 lần giành thời gian về thăm nhân dân Thái Bình và mỗi lần như vậy đều gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn nơi đây.
Công trình này là nhóm tượng gồm 13 nhân vật được làm từ đá xanh. Trong đó tượng Bác Hồ là nhân vật trung tâm có chiều cao 5,04m. Các nhân vật còn lại xung quanh tượng người là đại diện cho các thế hệ người già, bô lão, trung niên, thanh niên và trẻ em nông thôn Việt Nam.
Cùng với tượng Bác và nông dân Việt Nam là các mảng phù điêu thể hiện hình ảnh về nông thôn, hoạt động sản xuất làng nghề, hình ảnh hoạt động văn hóa, và các di tích đặc trưng của tỉnh Thái Bình.
Tượng Đài Bác Hồ Thủy Điện Hòa Bình
Tượng đài Bác Hồ thủy điện Hòa Bình là kiến trúc điểm nhấn cho toàn bộ công trình này. Tại đây tượng Bác được xây dựng độc lập, hoàn chỉnh và rất hoành tráng nằm trên đỉnh đồi ông Tượng.
Ngày 8/1/1997 tượng đài Bác Hồ tại thủy điện Hòa Bình được khánh thành vào ngày kỷ niệm 67 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bức tượng có chiều cao 13,5m cùng phần bệ đỡ tượng cao 4,5m. Tượng Bác làm bằng chất liệu bê tông Granite cao cấp với cân nặng khoảng 400 tấn.
Từ chân tượng đài Bác Hồ được thiết kế 79 bậc thang lên khu vực tiền sảnh, tương ứng với 79 mùa xuân tuổi đời của Bác – Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng đất nước, cho dân có được cuộc sống độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc.
Tượng Đài Bác Hồ Ở Phố Đi Bộ Nguyễn Huệ
Tượng Bác Hồ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ được xây dựng ngay trước trụ sở HĐND, UBND TP. Hồ Chí Minh. Đây là vị trí trang trọng và thuận lợi để người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế đến thăm viếng.
Bức tượng hướng về sông Bạch Đằng với chất liệu từ hợp kim đồng cao 4,5m, phần bệ dưới tượng cao 2,7m. Công trình này khắc họa được thần thái ung dung, phúc hậu và tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam đất nước.
Tượng Đài Bác Hồ Ở Quy Nhơn
Công trình tượng Bác Hồ ở Quy Nhơn được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Bác. Đây là một sự kiện vô cùng ý nghĩa và tràn đầy niềm vui với người dân vùng đất Bình Định.
Tại Quy Nhơn tượng đài Nguyễn Sinh Sắc – Nguyễn Tất Thành được xây dựng bằng chất liệu đồng với chiều cao 10,8m, đặt trên bệ cao 4,7m. Phía sau tượng là tấm phù điêu lớn bằng đá xanh dài 76m, thể hiện nội dung chính trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác theo hành trình từ Bắc vào Nam.
Tượng đài này là biểu tượng đẹp của sự gắn bó máu thịt, tình cha – con với tình yêu quê hương đất nước. Đây còn là công trình có ý nghĩa lịch sử và văn hóa ghi dấu ấn của thời gian Nguyễn Tất Thành sống cùng người cha thân yêu ở mảnh đất Bình Khê ngày ấy.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Sơn La
Tượng Bác Hồ ở Sơn La ghi dấu sự kiện lịch sử ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc. Công trình được hoàn thành với sự cổ vũ to lớn đối với nhân dân Tây Bắc, được tỉnh Lào Cai góp đồng đúc tượng.
Tượng đài khắc họa lại đúng trang phục của Bác tại thời điểm lịch sử về thăm và nói chuyện với đồng bào, chiến sĩ các dân tộc Tây Bắc ở tỉnh Sơn La.
Bức tượng “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” cao 7,9m được đúc bằng đồng, bệ tượng cao 4,7m được ốp bằng đá xanh. Phía sau là bức phù điêu thể hiện các lễ hội, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng của khu vực Tây Bắc.
Tượng Đài Bác Hồ Phú Quốc
Tượng đài Bác Hồ Phú Quốc được xây dựng tại quảng trường trung tâm thuộc khu vực sân bay cũ.
Tượng Bác tại đây được xây dựng với chiều cao tổng thể khoảng 15m gồm thân tượng và bệ tượng hình vuông. Đây không chỉ được thiết kế để làm nơi dâng hương, hoa, sự kính trọng đến Bác mà còn là sân khấu lớn cho các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại khu vực.
Phía sau tượng đài của Bác được bố trí một mảng phù điêu 2 mặt, chiều dài 60m, chiều cao trung bình 8m. Phía sau phù điêu được đắp gò đất cao 4,5m để trồng vườn cây cao nhiều tầng, tạo nên phông nền xanh mát cho tượng đài.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Bến Ninh Kiều
Tượng Bác Hồ Bến Ninh Kiều được khánh thành vào ngày 1/9/2009. Tượng Bác được làm bằng đồng với chiều cao 7,2m, đứng trên thân đế cao 3,6m.
Hình tượng Bác vẫy tay chào thân thiện và ấm áp giữa bao la trời đất đã khắc sâu vào tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân vùng sông nước đến với người cha già dân tộc.
Tượng Đài Bác Hồ Quảng Bình
Tượng đài Bác Hồ Quảng Bình được điêu khắc với cảnh tượng Bác và nhân dân nơi đây hướng về phía Đông – phía ánh sáng.
Công trình này được đặt tại quảng trường trung tâm tỉnh Quảng Bình, gồm 7 nhân vật được làm từ hợp kim đồng trên bệ tượng cao 3m. Trong đó hình ảnh tượng Bác Hồ là nhân vật trung tâm với chiều cao 5,4m. Các nhân vật còn lại gồm: Thiếu nhi đại diện cho thế hệ trẻ; Một người nam đại diện cho ngư nghiệp; Một người nữ đại diện cho nông nghiệp; Một người nam đại diện cho công nhân, tri thức; 2 nhân vật nam đại diện cho lực lượng vũ trang; và một nhân vật nữ người dân tộc Bru Vân Kiều đại diện cho đồng bào thiểu số ở Quảng Bình.
Sau lưng cụm tượng xây dựng hình ảnh cánh buồm cao 20m làm bằng đá xanh lõi thép. Với ý nghĩa Quảng Bình đang vượt sóng ra khơi, thi đua học tập và làm theo lời dạy của Bác.
Tượng Đài Bác Hồ Ở Tuyên Quang
Hình ảnh tượng Bác Hồ Tuyên Quang đã được long trọng khánh thành tại quảng trường Nguyễn Tất Thành vào ngày 19/5/2015 (kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác).
Cụm tượng Bác Hồ với nhân dân tỉnh Tuyên Quang được xây dựng với bố cục gồm 2 phần:
- Phía trước là nhóm tượng 7 nhân vật, tượng Bác ở vị trí trung tâm thể hiện chân dung thời điểm Người đến thăm nhân dân Tuyên Quang. Xung quanh là 6 nhân vật quây quần bên Bác đại diện cho các dân tộc tại tỉnh Tuyên Quang gồm: Thiếu nhi, phụ nữ, thanh niên, công nhân, trí thức và lực lượng vũ trang.
- Phía sau tượng đài là mảng phù điêu được khắc họa các hình ảnh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của đồng bào tại Tuyên Quang.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Nghệ An
Tượng đài Bác hồ Nghệ An được đặt tại quảng trường Hồ Chí Minh. Bức tượng làm từ đá Granite cao 18m, nặng 150 tấn thể hiện được tầm vóc của Chủ tịch – vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam.
Dưới chân tượng của Bác là lễ đài lát bằng đá Granit, phía sau tượng tại là mô phỏng Núi Chung ở huyện Nam Đàn – Nơi sinh ra Bác. Tất cả kiến trúc giúp tượng đài tăng thêm sự trang trọng, hài hòa và gần gũi với nhân dân.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Buôn Ma Thuột
Tượng đài Bác Hồ Buôn Ma Thuột điêu khắc hình ảnh Bác với thiếu nhi Việt Nam. Bức tượng được đặt tại đường Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Khuôn viên công trình tượng đài này là nơi đáng nhớ nhất của các em thiếu nhi khi trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là nơi được các cơ sở đoàn đội trong tỉnh thường xuyên tổ chức những chương trình, hoạt động lớn.
Tượng Đài Bác Hồ Ở Sa Đéc
Tượng đài Bác Hồ Sa Đéc được xây dựng tại Công Viên Sa Đéc trên đường Tôn Đức Thắng. Tại đây tượng bác cao 13,5m đứng uy nghi, bàn tay trái đặt lên tim với ý nghĩa “Miền Nam trong trái tim Người”.
Đây còn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động lễ hội, meeting lớn nhỏ ngoài trời với quy mô đủ cho từ 15.000 – 20.000 người tham dự.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Lai Châu
Tượng đài Bác Hồ Lai Châu thể hiện hình ảnh Bác cùng nhân dân tại tỉnh Lai Châu, được đặt tại quảng trường nhân dân tỉnh.
Công trình văn hóa nghệ thuật này được tạc trên các phiến đá khối từ bàn tay của các nghệ nhân Ninh Bình gồm: Tượng Bác Hồ ở chính giữa, xung quanh Bác là các dân tộc đại diện tại Lai Châu như dân tộc Kinh, Mông, Thái, Dao, Hà Nhì,…
Đây cũng là nơi để đồng bào tại Lai Châu và du khách mọi nơi đến chiêm ngưỡng cũng như bày tỏ lòng thành kính đến Bác.
Tượng Đài Bác Hồ Ở Cao Bằng
Hình ảnh tượng Bác Hồ Cao Bằng tọa lạc tại trung tâm thành phố Cao Bằng. Đây là công trình có ý nghĩa sâu sắc, giúp thể hiện tình cảm của nhân dân Cao Bằng với Bác Hồ kính yêu.
Bức tượng Bác tại đây được tạc từ khối đá lớn với chiều cao 6m và đứng trên bệ cao 3m, nặng 10 tấn. Tượng đài thể hiện sự uy nghi, giản dị cùng phong thái ung dung tự tại cùng gương mặt đôn hậu với đôi mắt tinh anh của Bác.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Ba Vì
Tượng đài Bác Hồ ở Ba Vì được đặt trong đền thờ Ba Vì từ ý tưởng thực hiện di nguyện của Bác, muốn sau khi qua đời tro cốt của mình sẽ được đặt ở núi Ba vì. Công trình đền thờ Bác được hoàn thành vào cuối tháng 8/1999.
Bức tượng Bác Hồ đúc bằng đồng ở tử thế ngồi, được đặt trang trọng trên bệ thờ bằng đá phía trong đền thờ. Phía sau là cờ Tổ Quốc được ghép bằng đá hoa cương màu đỏ. Không gian đền thờ vừa thể hiện được sự tinh tế vừa mang đến nét đẹp giản dị.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Nước Ngoài
Dựa trên nghị quyết của UNESCO cùng ấn tượng sâu đậm về Bác trên thế giới, Bộ Ngoại giao nước ta đã xây dựng đề án tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài. Từ đó tượng đài Bác Hồ đã có mặt trên nhiều quốc giá tại Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Dưới đây là một số tượng đài Bác Hồ nổi trội ở nước ngoài.
Hình ảnh tượng Bác Hồ Ở Nga
Hình ảnh tượng Bác Hồ ở Nga được khắc họa trên một tấm đồng lớn hình tròn quảng trường mang tên Hồ Chí Minh ngay giữa lòng thủ đô Matxcova.
Bức tượng thể hiện hình ảnh Bác đang mỉm cười với vầng trán cao, khuôn mặt hiền hậu được khắc nổi trên tấm đồng lớn có chiều cao 5m. Dưới bức tượng là bệ đồng khối có chiều dày 0.5m và chiều dài 6m, đặt biệt được khắc bằng tiếng Nga câu nói bất hủ của Bác “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Phía dưới hình ảnh Bác là một hình tượng chàng trai khỏe mạnh, tay chống, ánh mắt hướng theo vầng thái dương, ẩn chứa sự thành kính và khát vọng vươn tới tương lai.
Công trình này được xem là tác phẩm vĩ đại, thể hiện sự kính trọng của Nga đối với Bác Hồ. Đồng thời giúp thể hiện tình hữu nghị giữa Việt Nam với Liên Bang Nga.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Cuba
Tượng Bác Hồ ở Cuba được xây dựng ngay tại Công viên Hòa Bình, giữa trung tâm thủ đô La Habana. Điều đặc biệt là đa phần người dân tại đây đều gọi nơi này với cái tên thân thương là Công viên Hồ Chí Minh.
Đây là công trình được khánh thành vào đúng dịp sinh nhật Bác ngày 19/5/2003, thể hiện sự yêu mến, quý trọng và tình hữu nghị của Cuba – Việt Nam.
Bức tượng được làm bằng đồng với hình ảnh bán thân do các nghệ nhân Việt Nam đúc và mang đến Cuba vào chuyến thăm chính thức của cố Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 10/2002.
Phần nền tượng đài được làm bằng đá cẩm thạch màu đỏ, rộng 54m2 – tượng trung cho 54 dân tộc anh em của nước Việt Nam. Chính giữa ngay dưới chân bệ tượng Bác là hình ngôi sao 5 cánh được trồng bằng hoa vàng, tượng trưng cho quốc kỳ Việt Nam.
Bệ tượng bên trong ngôi sao vàng được làm từ khối đá hoa cương nặng 3 tấn dày 0,6m với chiều cao 2,1m và chiều rộng 1m. Thiết kế này rất phù hợp với bức tượng bán thân của Bác được Việt Nam trao tặng.
Phía ngoài phần tượng đài Bác Hồ là 4 thanh sắt được sơn màu đỏ nổi bật kết nối thành khối hình chóp, tượng trưng cho nón lá Việt Nam.
Ngoài ra, kiến trúc sư Yoel Díaz Gutiérrez người thiết kế công trình này còn cho biết trong 4 thanh sắt này có 3 thanh tượng trưng cho các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: Đông Dương Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, An Nam Cộng sản Đảng. Thanh sắt còn lại tượng trưng cho Quốc tế Cộng sản. Tất cả hội tụ thành 1 điểm trên đỉnh tượng đài thể hiện sự tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc thực hiện đoàn kết các lực lực cách mạng để cùng hướng đến mục tiêu chung, giải phóng dân tộc.
Hình Ảnh Tượng Bác Hồ Ở Trung Quốc
Tượng Bác Hồ ở Trung Quốc được Bộ Công an gửi tặng trưng bày tại khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh.
Bức tượng đã khắc họa hình ảnh Hồ Chủ Tịch làm việc trong vườn hoa, được đúc bằng đồng. Bức tượng này thể hiện sự giản dị với hình ảnh bác ngồi đọc báo trên chiếc ghế mây và trước mặt là một chiếc bàn nhỏ. Với trang phục giản dị cùng đôi dép cao su được hoàn thành dưới bàn tư của nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng người Mexico, ông Pedro Ramirez Ponzanelli.
Trong suốt những năm tháng hoạt động cách mạng Bác đã dừng chân lâu nhất ở Trung Quốc. Vậy nên bức tượng này cũng giúp thể hiện sự coi trọng quan hệ bạn bè cũng như tình hữu nghị láng giềng thân thiết giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Hy vọng qua những chia sẻ phía trên của chúng tôi đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hình ảnh tượng Bác Hồ ở Việt Nam và trên thế giới.